Bổ sung axit folic trong thai kỳ rất quan trọng với mỗi mẹ bầu bởi axit folic không chỉ quan trọng với mẹ mà còn với cả bé. Cùng tìm hiểu vai trò của axit folic ngay bây giờ mẹ nhé.
Bổ sung axit folic
Không phải trong thai kỳ mẹ mới cần bổ sung axit folic, mẹ nên làm điều này ngay từ thời điểm có kế hoạch mang thai và trước khi thụ thai. Thực hiện bổ sung axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và dị tật tim ở trẻ sơ sinh.
Mẹ bầu nên bổ sung axit folic đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị mang thai và 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bên cạnh đó, axit folic cũng được ghi nhận có tác dụng tốt trong việc bổ sung sự thiếu hụt vitamin B12 ở người cao tuổi.
Mẹ bầu nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai và trong thai kỳ
Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật tim ở trẻ
Dị tật tim bẩm sinh (hay CHDs) ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh nguy hiểm nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với rủi ro cao nhất có thể dẫn tới tử vong khi trẻ còn nhỏ.
Y học hiện đại chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên dị tật tim ở trẻ nhưng một số nguyên nhân được kể đến là do yếu tố di truyền, do nhiễm độc thai, do mẹ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai...
Do mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, việc thăm khám và sàng lọc các dấu hiệu của bệnh nên được thực hiện ngay từ những tháng đầu thai kỳ và đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng được thực hiện thường xuyên nhằm tìm ra giải pháp giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh. Mới đây, các nhà khoa học tới từ Đại học McGill, Canada cho biết, họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc khuyết tật tim bẩm sinh.
Axit folic giúp giảm nguy cơ khuyết tật tim ở trẻ sơ sinh
Cụ thể, các nhà khoa học đã thêm axit folic vào bánh mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc. Đối tượng tham gia nghiên cứu là trẻ sơ sinh ra đời trước và sau năm 2015. Trong đó, nhóm sinh trước năm 2015 không được sử dụng ngũ cốc bổ sung axit folic và nhóm còn lại được sử dụng.
Đây là một nghiên cứu dài hạn trong nhiều năm nhằm đạt được kết quả cụ thể và xác định mức độ ảnh hưởng của axit folic với trẻ ở các tình trạng bệnh nhẹ hoặc nặng.
Hơn 1 triệu trẻ em được chọn tham gia nghiên cứu trong đó có 2.083 trẻ được sinh ra với CHD nặng. Trước khi tiến hành bổ sung axit folic, tỷ lệ mẹ sinh con mắc dị tật tim bẩm sinh là 1,64 trường hợp trên 1.000 ca sinh. Và sau khi tiến hành biện pháp, tỷ lệ giảm còn 1,47 trường hợp trên 1.000 ca sinh.
Mẹ có thể bổ sung axit folic qua thực phẩm ăn uống hoặc viên nén
Điều này cho thấy, bổ sung axit folic là biện pháp có tác động tích cực trong việc đẩy lùi nguy cơ mắc dị tật tim ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, các nhà khoa học còn khẳng định tỷ lệ dị tật được ghi nhận giảm 6% theo từng năm.
Phân tích riêng biệt về các loại khuyết tật cho thấy tỷ lệ trẻ sinh ra với các khuyết tật liên quan đến kết nối bất thường giữa khoang tim hoặc mạch máu (khuyết tật kết mạc) và các loại CHD khác đều giảm trong những năm sau khi tiến hành bổ sung axit folic.
Hãy trao đổi với bác sĩ cụ thể trước khi bổ sung axit folic qua các sản phẩm ngũ cốc và bánh mỳ. Một điều mẹ cần lưu ý là các chuyên gia khuyên mẹ vẫn nên sử dụng thêm viên uống bên cạnh cách bổ sung axit folic trên.
Theo NHS
Xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại website http://mamanbebe.com.vn nhé các mẹ!